Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
THẾ GIỚI CỔ TÍCH U SẦU ĐẸP ĐẼ CỦA OSCAR WILDE
Oscar Wilde đã từng thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình trong lời tựa của cuốn tiểu thuyết Chân dung Dorian Gray của mình rằng "Nghệ sĩ là người sáng tạo ra cái đẹp”, và mục đích cuối cùng trong mọi sáng tạo của ông là sự hiện diện của cái đẹp dưới mọi cảm thức, mọi trăn trở. Dù sáng tác ở thể loại truyện ngắn hiện đại, truyện cổ tích, hay tiểu thuyết, điều cốt yếu trong mọi tác phẩm của Oscar nằm ở chính sự si mê cái đẹp mãnh mẽ ấy.

 



 


Tập truyện Hoàng tử hạnh phúc gồm 5 truyện ngắn mang đậm màu sắc đời thực nhưng lại được viết bằng bút pháp tưởng tượng tuyệt vời, cùng với một hệ thống ngôn ngữ lấp lánh đẹp đẽ.


Trong thế giới cổ tích của Oscar Wilde, những nhân vật chính dù là bức tượng, dù là chim sơn ca, hay một cậu bé nghèo khổ,... đều được ông miêu tả sắc nét và thu hút, dù mê đắm theo đuổi sự đẹp đẽ thì những câu chuyện của Oscar vẫn ẩn chứa một tiếng nói thâm trầm ý nhị về sự bao dung trong đời sống, về tình cảm và những gắn bó giữa con người với con người trong xã hội.


Chàng hoàng tử hạnh phúc trong truyện ngắn cùng tên vì phải chứng kiến sự nghèo khổ của dân chúng xung quanh, đã nhờ chú chim én lấy đi những thứ quý giá trên chính bức tượng của bản thân mình để cứu giúp người nghèo. Tấm lòng của chàng đã khiến chú chim én bé nhỏ cảm động, và tự nguyện nằm chết bên bức tượng của chàng, để làm bạn với chàng. Chàng trở nên tiều tụy, nhưng trái tim chàng lại sáng đẹp hơn tất thảy mọi thứ trên đời.


Câu chuyện cổ tích đậm tính ngụ ngôn về trái tim của con người của Oscar Wilde đã khiến người đọc xót xa, thổn thức và trăn trở.


Trong truyện Chim sơn ca và bông hồng đỏ, Oscar Wilde lại một lần nữa thể hiện năng lực sáng tạo cái đẹp tuyệt diệu của mình khi ông khắc họa chân dung một con chim sơn ca vì cảm động trước tình yêu của con người, đã dùng máu của mình để nuôi dưỡng một bông hồng đỏ, với nguyện ước cho những người yêu nhau được đắm đuối trong ái tình.


Chim sơn ca có trái tim nồng nhiệt si mê như vậy, chỉ tiếc con người tầm thương hơn loài chim ấy nhiều. Oscar Wilde viết về cái chết của loài chim sơn ca ấy bằng thứ ngôn từ đẹp đẽ đến đau lòng.


Mỗi truyện ngắn trong tập truyện đều là một bản đàn rất đỗi đẹp đẽ nhưng cũng đầy đau khổ mà Oscar Wilde dành tặng cho con người. Những bông hoa hồng vẫn nở rực rỡ giữa thiên nhiên ấy, nhưng có đủ để làm đẹp nhân thế này hay không? Đó phải chăng chính là điều người nghệ sĩ cả đời mê đắm cái đẹp này thèm khát tìm kiếm và xây đắp.


Oscar Wilde viết về sự sầu muộn bằng sự hóm hỉnh chua xót của một kẻ thông minh khốn khổ, nhìn thấy mọi điều ngang trái của dương gian, nhưng lại vẫn tin tưởng vào một nảy mầm tốt đẹp về tình yêu trong tâm hồn con người. Có lẽ đó là lý do truyện của Oscar, đọc rất vào, rất vui, nhưng cảm giác người đọc nhận được ngay sau đó là sự rung cảm trong một nỗi xót xa triền miên và dai dẳng.


Phải nhấn mạnh rằng, quan niệm duy mỹ cực đoan của Oscar Wilde dù đưa lại nhiều tranh cãi quyết liệt, nhiều tác phẩm của ông còn bị coi là bệnh hoạn, nhưng cho đến cuối đời mình, ông vẫn là kẻ si mê tôn sùng cái đẹp. Cuộc đời ông không có được sự viên mãn ấm áp đẹp đẽ như kết thúc của các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật mà ông đã sáng tác ra, nhưng nó vĩnh viễn là sự bí ấn đẹp đẽ mà có lẽ Oscar đã âm thầm giữ cho riêng mình.


Dù được chuẩn đoán rằng Oscar mất vì viêm não, nhưng cái chết ấy vẫn là nghi vấn cho đến tận hôm nay. Có lẽ đến một ngày người ta sẽ ngừng tìm kiếm nguyên nhân thực sự, và để cái chết của ông được trả về với một bầu không khí bí ẩn đẹp đẽ, như chính những điều mà ông từng viết trong tác phẩm của mình: “Cái chết đẹp đến thế. Được nằm trong lòng đất mềm mại, cỏ rậm rì trên đầu và lắng nghe âm thanh của sự im lặng. Không có quá khứ cũng chẳng có tương lai. Được quên đi thời gian, được tha thứ cho cuộc đời, và được an nghỉ”. Ấy chẳng phải là một niềm thơ mộng vô cùng hay sao?


Oscar Wilde  nằm xuống “và khóc cho mỗi linh hồn đã chết, và khóc cho mỗi linh hồn trong vô vọng”. Ông khiến độc giả say đắm cũng bởi cái sâu kín bí ẩn trong các tác phẩm mà mỗi người đọc đều phải dành rất nhiều chân tình, thời gian để chiêm ngưỡng mới có thể nhìn ra.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    TẠI SAO ĐỌC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN (03-09-2018)
    HENRYK SIENKIEWICZ-NHÀ VĂN LỚN CỦA BA LAN VÀ THẾ GIỚI (30-08-2018)
    Vào Thu - Nhớ Về Chị (23-10-2017)
    Như Cỏ Xót Xa Đưa (14-09-2017)
    Cảo thơm lần giở: Rabelais nghĩ gì? (19-08-2017)
    Trở lại Paris (02-06-2017)
    Có một làng người Việt trên đất Ba Lan (30-05-2017)
    Giữ trọn lời thề cỏ may (16-04-2017)
    Sách về hành trình tìm tự do của nô lệ Mỹ giành giải Pulitzer 2017 (11-04-2017)
    Khát vọng và tình yêu của Giang Nam (19-03-2017)
    Những dòng thơ Quang Dũng (22-01-2017)
    Giới thiệu về cuốn sách Trục quay lịch sử (11-01-2017)
    Buôn sách, bán sách và tình yêu văn học (15-08-2016)
    'Túp lều bác Tom' - bản án của một người phụ nữ dành cho chế độ nô lệ Mỹ (20-07-2016)
    Xét lại hình tượng cô Tấm (08-07-2016)
    Một góc nhìn về nguồn gốc tiếng Việt (01-06-2016)
    Những bê bối tình ái tai tiếng nhất trong lịch sử văn học thế giới (08-05-2016)
    Thử lý giải hai 'nghịch lý' ở nàng Kiều (10-04-2016)
    Tiền bạc, của cải trong tục ngữ của người Việt (13-03-2016)
    Đẹp và buồn trong quan niệm thẩm mỹ của Yasunary Kawabata (20-02-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152797978.